Giải Nobel Vật lý 2014 đã thuộc về 3 nhà khoa học sáng chế đèn ra LED màu xanh dương, giúp tạo ra nguồn sáng LED màu trắng sáng hơn và tiết kiệm năng lượng.
Phát minh đèn led xanh dương của 3 nhà khoa học đã đạt giải Nobel Vật lý Vật lý 2014, một bước đột phát giúp tạo ra nguồn sáng LED màu trắng sáng hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Các nhà khoa học được vinh doanh gồm Isamu Akasaki (85 tuổi), Hiroshi Amano (54 tuổi), cả 2 là người Nhật Bản và Shuji Nakamura (60 tuổi), người Mỹ gốc Nhật. Mặc dù đèn LED xanh lá cây và màu đỏ đã xuất hiện từ giữa những năm 1900, nhưng phải đến khi đèn LED xanh dương được phát minh thì các nhà khoa học mới “đủ chất liệu” để tạo ra đèn LED trắng. Sau rất nhiều năm nghiên cứu, đến năm 1990, các nhà khoa học mới thành công trong việc chế tạo đèn LED xanh dương từ vật liệu bán dẫn.
Uỷ ban Nobel Thuỵ Điển nhận xét rằng: “Họ đã tạo nên một cuộc cách mạng. Họ đã thành công khi những người khác thất bại. Bóng đèn sợi đốt đã thắp sáng thế kỷ 20, còn thế kỷ 21 sẽ được thắp sáng bởi bóng đèn LED.” Đèn LED hứa hẹn sẽ cải thiện chất lượng đời sống cho hơn 1,5 tỉ người trên toàn thế giới, vốn đang phải chịu tình trạng thiếu điện năng. Vì chỉ cần rất ít điện năng để phát sáng cho nên bóng LED có thể hoạt động với các máy phát điện quang năng giá rẻ. Ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý 2014 sẽ được trao thưởng chính thức vào ngày 10/12 với phần thưởng 8 triệu Krona Thuỵ Điển, tương đương 1,1 triệu USD.
Theo Tinhte
Các bài khác
- Sự hữu dụng của đèn pin roi điện (06.10.2014)
- Các loại công tắc đèn pin thường gặp. (03.10.2014)
- Khái niệm Lumen (quang thông), Lumen là gì? (28.09.2014)
- Đèn pin năng lượng mặt trời (26.09.2014)
- Đèn pin từ một tờ giấy (25.09.2014)